Xây thô là gì? Những điều cần biết về xây thô

Xay-tho-la-gi
by Bdsthucte.com  // 0 Comments

Xây thô là gì? Đây là câu hỏi ngắn gọn nhưng khiến nhiều người không có chuyên môn về xây dựng sẽ khó hiểu. Hãy cùng bdsthucte tìm hiểu về xây thô cũng như cách thức, yêu cầu của giai đoạn này trong quá trình xây dựng.

Xây thô là gì?

Xay-tho-la-gi
Xây thô là gì?

Xây thô được hiểu là hoạt động xây dựng nên khung sườn của căn nhà và thường được thực hiện ở ngoài trời. Cụ thể là xây dựng các phần móng, bể ngầm, khung cột, sàn bê tông, mái, cầu thang, bậc, tường bao,…đều là những công đoạn nặng nhọc, vất vả.

Trong quá trình xây nhà, thợ cần xây trước giai đoạn thô sau đó mới triển khai đến phần hoàn thiện. Do đó, xây phần thô chính là giai đoạn chính quan trọng và cần phải được làm đúng theo thiết kế tiêu chuẩn.

Xây thô có những phần nào?

Xây thô là giai đoạn đầu, là tiền đề cho giai đoạn tiếp theo là hoàn thiện. Do vậy, xây thô có thể gồm nhiều hạng mục cơ bản. Và để có thể làm được phần thô, gia chủ cần chú ý tới những thành phần quan trọng sau:

Nguyên vật liệu thi công

vat-lieu-xay-dung
Vật liệu xây dựng

Sắt, thép, xi măng, gạch, đá, dây điện, cát, ống nước,…là những nguyên vật liệu dùng để thi công xây dựng lên căn nhà. Bên cạnh đó, nhiều mẫu nhà đặc thù hoặc tùy theo sở thích, yêu cầu của gia chủ mà sẽ có thêm một số nguyên vật liệu cần thiết khác như: Mái tôn, phụ kiện khác,…

Vật liệu dùng cho thi công được lên dự tính và được gia chủ chuẩn bị mua hoặc nhà thầu cung cấp tùy theo hạng mục thi công.

Nguồn lực nhân công

nhan-cong-xay-dung
Nhân công xây dựng phần thô

Cũng giống như bất kỳ công trình nào, nhân công là yếu tố không thể thiếu. Theo đó, để xây dựng thô cần nhiều nhân công, sức khỏe đảm bảo chịu áp lực cao, có khả năng thực hiện nhiều công việc.

Nhân công thi công phần thô có thể hoạt động tự do hoặc đi theo nhóm tập trung, thông thường họ đều là những người quen biết với nhau hoặc cùng quê quán.

Hạng mục thi công chính

Xây thô là việc nhân công sử dụng nguyên vật liệu để thực hiện các hạng mục chính là khung và móng. Cụ thể, phần móng sẽ được thực hiện đổ cột móng, ghép sắt thép và cốt pha để đổ bê tông,…Còn phần khung sẽ được đổ bê tông cho các trụ cột, dầm, khung cầu thang, tường bao và bậc được xây, đi đường dây điện, lắp ống nước, trát tường,…

Những yếu tố ảnh hưởng đến chi phí xây thô

Rất nhiều người quan tâm tới vấn đề chi phí xây dựng vì lo lắng xây thô sẽ tốn nhiều tiền. Để có thể dự tính được chi phí đầu tư để xây thô và từ đó cân nhắc chi phí và chuẩn bị cho phần hoàn thiện.

Quy mô công trình

quy-mo-cong-trinh
Quy mô xây dựng của công trình

Quy mô công trình lớn hay nhỏ sẽ tỉ lệ thuận với chi phí xây dựng nhiều hay ít. Công trình có quy mô lớn sẽ tiêu tốn nhiều tiền để mua nguyên vật liệu, trả nhân công và ngược lại xây thô công trình nhỏ thì chi phí xây dựng sẽ dừng ở mức ít hơn.

Nhân công xây dựng

Tùy vào khu vực và mỗi địa phương, thành phố và nông thôn sẽ có mức giá nhân công khác nhau. Hơn nữa, tay nghề và trình độ và kinh nghiệm cao cũng là mức độ đánh giá mức thù lao trả cho nhân công.

Ngoài ra, mức độ phức tạp của công trình và yêu cầu của gia chủ cũng sẽ phần nào ảnh hưởng đến giá nhân công. Thêm vào đó là các yếu tố như: Quy mô công trình, yêu cầu về tiến độ, vị trí xây dựng cũng sẽ tác động đến giá nhân công xây dựng.

Kết cấu địa chất

ket-cau-dia-chat
Kết cấu địa chất cũng là một yếu tố ảnh hưởng đến chi phí xây dựng.

Thực tế, kết cấu địa chất được xem là yếu tố quan trọng trong việc xây dựng các công trình không cứ riêng xây nhà. Nếu địa tầng có tính chất sụt lún hoặc thấp trũng thì cần phải khắc phục, cải tạo để tạo mặt bằng xây dựng. Vì vậy, yếu tố kết cấu địa chất cũng là một yếu tố ảnh hưởng đến chi phí xây dựng.

Vật tư xây dựng

Tùy thuộc vào thương hiệu, chất lượng, thời điểm mua mà chi phí đầu tư cho vật tư xây dựng cũng tác động đến tổng chi phí xây dựng phần thô cho công trình. Nhưng gia chủ cũng cần phải dự toán trước chị để tránh vượt quá mức đầu tư.

  • Sắt: Là vật liệu được đầu tư sử dụng để đan, đổ sàn và dầm.
  • Thép
  • Ống nhựa, ống nối
  • Dây điện
  • Xi măng: Đây là vật liệu quan trọng dùng làm chất kết dính khi được phối trộn với nước theo một tỷ lệ nhất định.
  • Gạch: Gạch lỗ được dùng nhiều cho việc vây tường còn gạch đặc thường được dùng để xây móng, đài cọc vì nó rất chắc chắn, chịu lực tốt.

Thiết kế, bản vẽ kĩ thuật

Một công trình nhà ở kiên cố, thiết kế đẹp thì cần phải có những bản vẽ thiết kế, bóc tách kỹ thuật. Việc đầu tư thuê kiến trúc sư xây dựng để thiết kế và bóc tách kĩ thuật là một ưu điểm giúp cho phần xây thô được thực hiện chỉn chu và đúng sát yêu cầu. Đây cũng là một trong những yếu tố tạo nên tổng chi phí xây dựng thô cho mỗi công trình.

Các công đoạn của xây thô

Như đã đề cập bên trên, xây thô đòi hỏi phải có sự tính toán khoa học và cẩn thận trong từng công đoạn. Hãy cùng tìm hiểu các công đoạn trong quy trình xây thô trong phần mô tả dưới đây:

Công đoạn làm móng nhà

mong-nha
Công đoạn làm móng nhà

Đầu tiên là phần móng nhà. Tại công đoạn này, nhân công sẽ cần phải làm cốt thép theo đúng yêu cầu và tiêu chuẩn của thiết kế. Móng nhà có vững thì những bước tiếp theo mới có thể chắc chắn và đảm bảo an toàn cho toàn bộ ngôi nhà được. 

Nếu phần kết cấu địa chất có những hiện tượng cần cải thiện hoặc khắc phục thì phần làm móng nhà cũng sẽ tốn nhiều thời gian hơn.

Công đoạn làm phần khung

Phần khung là công đoạn kế tiếp phần móng. Nói dễ hiểu hơn thì phần khung là phần mà nhân công sẽ dựng những hệ khung có kết cấu bằng bê tông cốt thép cùng việc xây dựng tường bao và tường ngăn theo thiết kế của căn nhà.

Thông thường, phần khung sẽ có những thành phần sau:

  • Cột nhà: Có tác dụng làm truyền lực xuống mặt đất.
  • Dầm nhà: Có tác dụng kết nối đồng thời truyền lực xuống phần đầu cột.
  • Bản sàn: Là phần được đổ gối lên trên các dầm. Công đoạn này giúp cho việc nâng đỡ các vật thể khác trong nhà được chắc chắn hơn.
  • Tường nhà: Phần tường này bao gồm có tường bao quanh và tường ngăn cách trong nhà. Tường được xây bằng gạch và được trát sau đó.
  • Cầu thang: Đây là phần kết nối giữa các tầng nếu nhà từ hai tầng trở lên. Phần cầu thang có thể lược bỏ nếu nhà 1 tầng như nhà cấp 4 mái thái.

Tương tự như khi làm móng, khi thực hiện phần khung cũng cần phải đan sắt thép, ghép cốt pha để tiếp đó đổ bê tông và đầm. Khi mà cốt pha được tháo ra sau khi phần bê tông thì tiếp tục đến xây phần tường.

Lưu ý khi thực hiện xây thô 

luu-y-khi-xay-phan-tho
Lưu ý khi thực hiện xây thô
  • Đan sắt thép cần phải dựa vào bản vẽ và thực hiện theo đúng kết cấu. Ngoài ra, sát thép cũng cần lựa chọn đúng chủng loại và độ dài để đảm bảo tiêu chuẩn và an toàn cho công trình.
  • Việc đổ bê tông cần chú ý tới tỷ lệ xi măng và nước sao cho đạt tiêu chuẩn. Đồng thời khi thực hiện đầm cần có những nhân công lành nghề để thực hiện đầm đều tay.
  • Đủ ngày mới rút cốt pha để cho phần bê tông được ngưng kết đúng độ.
  • Về phần xây tường, cần chú ý đến mạch, độ thẳng và cần kiểm tra bằng quả rọi để đảm bảo đúng chính xác. Để tường chắc chắn, các viên gạch được liên kết với nhau bởi vữa mà vữa cần được phối trộn cát, nước, xi măng theo đúng tỷ lệ.

Gợi ý đơn giá thi công xây thô tham khảo

Không phải nhân công nào cũng có thể cân được hết phần thô vì còn tùy theo quy mô của công trình. Sau đây là đơn giá thi công xây thô mà bạn đọc có thể tham khảo thêm. Lưu ý: Đơn giá chỉ dùng tham khảo đồng thời mức giá đưa ra không bao gồm cho các loại chi phí như: Khoan cọc nhồi, khoan tầng địa chất hay ép cọc.

Với các công trình có diện tích sàn khoản trên 350m2 thì giá thi công xây thô đã bao gồm giá chi nhân công làm là 3.150.000 đồng/m2.

Công trình từ 300 – 350m2 diện tích sàn có giá thi công khoảng 3.200.000 đồng/m2.

Từ 250 – dưới 300m2 sàn thì đơn giá thi công là 3.250.000 đồng/m2.

Diện tích sàn dưới 250m2 thì mức giá thi công khoảng 3.350.000 đồng/m2 sàn.

Hỏi và đáp về xây thô

hoi-va-dap
Hỏi và đáp về xây dựng thô

Xây thô chiếm bao nhiêu phần trăm trong quá trình xây dựng?

Trả lời: 

Đối với công trình dân dụng thì xây thô chiếm tới 30% trong quy trình xây dựng.

Để phần nào giảm thiểu rủi ro cũng như tránh được các chi phí phát sinh, gia chủ cần lưu ý gì về xây thô?

Trả lời: 

Gia chủ cần nêu quan điểm trực tiếp với kiến trúc sư để họ thể hiện rõ các vấn đề kỹ thuật, hệ thống dây dẫn điện, hệ thống đường nước, hệ thống dây cáp truyền viễn thông cùng những số liệu mang tính chất chính xác với dự toán. 

Theo đó, gia chủ cần nắm được và hiểu rõ bản chất của các thông số này để có thể theo sát tiến độ công trình và kiểm soát, cân đối và điều chỉnh các vấn đề phát sinh.

Nếu gia chủ chưa có kinh nghiệm về xây dựng thì làm sao để kiểm soát được xây thô?

Trả lời:

Nếu bạn chưa tích lũy được kinh nghiệm về xây dựng thì cách duy nhất an toàn là tìm đến đơn vị có thể tư vấn xây dựng. Tại đây, nhân viên sẽ đóng vai trò làm cầu nối liên kết giữa các kiến trúc sư và bộ phận nhân công thi công. Họ cũng giúp gia chủ giám sát và theo dõi tiến độ công trình nên phần nào giúp bạn đảm bảo được chất lượng, hạn chế những phát sinh không đáng có.

Tổng chi phí xây dựng phần thô được tính như nào?

Trả lời:

Tổng chi phí xây dựng hiện được tính bằng tổng chi phí phí xây dựng ở từng nhóm diện tích: Tầng trệt, tầng 1, tầng 2, tầng 3, mái.

Cụ thể khi biết được diện tích của từng nhóm thi công thô, rồi đem nhân với đơn giá cho ra kết quả thành tiền. Tổng hợp chi phí xây thô, gia chủ hãy cộng tổng các mục và ra kết quả.

Lời kết

Hy vọng qua những thông tin được bdsthucte cập nhật tại bài viết này, bạn đọc đã phần nào hiểu được xây thô là gì? Và từ đó, bạn đọc có thể tích lũy thêm kinh nghiệm ứng dụng vào xây dựng căn nhà của gia đình mình.

Bài viết tham khảo thêm:

Đô thị loại 4 là gì và các đô thị loại 4 tại Việt Nam

 

Trả lời

{"email":"Email address invalid","url":"Website address invalid","required":"Required field missing"}
>